Tư liệu quốc tế

Trung Quốc phát triển hệ thống cảng biển lưỡng dụng hải ngoại

Trung Quốc phát triển hệ thống cảng biển lưỡng dụng hải ngoại

Hải quân Trung Quốc tích cực phát triển khả năng hậu cần cảng biển tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương phục vụ hoạt động của các hạm đội Trung Quốc trên toàn cầu để thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc biển.

Xem thêm

8 nguy cơ không thể tránh được trong năm 2015

8 nguy cơ không thể tránh được trong năm 2015
Tác giả: Nguyễn Văn Minh

Nhìn tổng quan tình hình thế giới năm 2015 mang đến một bức tranh ảm đạm. Theo một số dự báo, thế giới sẽ không thể tránh được 8 nguy cơ sát sườn đe dọa đến kinh tế, an ninh toàn cầu:“Hạ cánh cứng”của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản suy thoái, kinh tế EU ảm đạm và khủng hoảng nợ công có thể ngóc đầu trở lại, có thể tái phát một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bên cạnh một số xung đột địa chính trị...

Xem thêm

Xu hướng giá dầu giảm còn tiếp diễn

Xu hướng giá dầu giảm còn tiếp diễn

 

Việc giá dầu giảm trong thời gian gần đây đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới và có tác động đáng kể về địa-chính trị. Trang mạng tình báo tư nhân Stratfor phân tích nguyên nhân và tác động của hiện tượng này qua loạt bài sau: Phần 1 đề cập tại sao giá dầu giảm. Phần 2 nói về các nước bị thiệt hại. Phần 3 là các nước được lợi.

 

Xem thêm

Một số đặc điểm kinh tế thế giới 10 năm tới

Một số đặc điểm kinh tế thế giới 10 năm tới
Tác giả: Nguyễn Nam

Nền kinh tế toàn cầu đứng trước thời kỳ chuyển đổi cơ cấu và mô hình tăng trưởng tất yếu, trong 10 năm tới nổi bật một số xu thế: toàn cầu hóa kinh tế sâu rộng hơn; kết cấu ngành nghề toàn cầu phát triển theo hướng giảm thiểu carbon; kết cấu kinh tế dần trở nên đa nguyên hóa; quản lý toàn cầu Đông – Tây dần dần đi vào quỹ đạo thống nhất... Động lực tăng trưởng sẽ là đổi mới công nghệ để tạo đà tăng trưởng, đồng thời, tìm ra những nguồn năng lượng mới, ứng phó ,bảo vệ với những thách thức có thể xảy ra như khủng hoảng nợ xấu, an ninh lương thực, già hóa dân số, dịch bệnh…

Nền kinh tế toàn cầu có thể chuyển mình sau cơn bão khủng hoảng như thế nào vẫn còn nhiều ẩn số. Giới phân tích cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiếp theo với ngòi nổ là thị trường tài chính, bong bóng bất động sản từ nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc và nợ xấu của các nước châu Á và châu Âu.

Xem thêm

Quan hệ Trung - Nhật một chút tan băng

Quan hệ Trung - Nhật một chút tan băng
Tác giả: Nguyễn Văn Minh

Quan hệ Trung - Nhật có dấu hiệu ít nhiều “tan băng” sau cuộc gặp Tập Cận Bình – Shinzo Abe bên lề Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 tại Bắc Kinh. Cuộc hội kiến 30 phút giữa hai nhà lãnh đạo tái khẳng định lại 4 điểm nhận thức chung nhằm thúc đẩy cải thiện quan hệ song phương hiện nay. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Trung - Nhật vẫn còn trải qua một chặng đường dài, chưa hết gập ghềnh trắc trở, mà trở lực chính vẫn là vấn đề lịch sử, vấn đề chủ quyền biển đảo, đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào chính trị nội bộ mỗi nước, trước hết là Nhật Bản. 

Xem thêm

Phong trào “Chiếm trung tâm” Hong Kong có thể thất bại trước ý chí Bắc Kinh

Phong trào “Chiếm trung tâm” Hong Kong có thể thất bại trước ý chí Bắc Kinh
Tác giả: Tùng Lâm

Phong trào "Chiếm trung tâm" của thanh niên, sinh viên Hong Kong đòi quyền bầu cử tự do theo các cam kết thành luật của Bắc Kinh, là một sự kiện nổi bật thử thách mối quan hệ ấm về kinh tế, lạnh về chính trị giữa Hong Kong và Đại lục sau 17 năm đoàn tụ. Các chủ trương của Trung Quốc Đại lục đưa ra năm 2014 về các cuộc bầu cử Hong Kong năm 2016-2017 là một bước thụt lùi  so với Luật cơ bản 1990. Nó là một thất bại của thử nghiệm "một quốc gia hai chế độ", có hiệu ứng tiêu cực đối với quan hệ Trung Quốc-Đài Loan. Đồng thời cũng bộc lộ những bất cập của tình hình chính trị, xã hội tại Trung Quốc sau 30 năm cải cách và mở cửa.  

Xem thêm

Viễn cảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ ba năm 2034

Viễn cảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ ba năm 2034
Tác giả: Nguyễn Văn Minh

Nếu một cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo xảy ra, rất có thể sẽ diễn ra ở khu vực châu Á, và bối cảnh sẽ là một cuộc đối đầu giữa siêu cường thế giới - Mỹ, và đối trọng của nước này - Trung Quốc. Một tin tốt lành đó là, thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần, Trung Quốc không muốn xảy ra chiến tranh, bởi lẽ Trung Quốc hiểu rất rõ rằng, phần thắng của nước này không cao. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn về 20 năm tới, vào năm 2034, có lẽ tình huống sẽ có sự chuyển dịch đáng kể.

Xem thêm

Nước Nga: Cuộc hành trình từ Yeltsin đến Putin và cuộc cọ xát Nga - Mỹ

Nước Nga: Cuộc hành trình từ Yeltsin đến Putin và cuộc cọ xát Nga - Mỹ

Mạng tình báo toàn cầu STRATFOR (Mỹ) gần đây đã giới thiệu một loạt bài điểm xuyến về nước Nga mà STRATFOR đã đăng tải vào các thời điểm nổ ra các sự kiện chủ chốt trong những năm hậu Chiến tranh lạnh bắt đầu từ cuộc chiến ở Kosovo năm 1998. Qua đó, có thể thấy cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay là một phần trong nỗ lực của nước Nga khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng của nước Nga trong cuộc cọ xát không ngừng nghỉ trước các nỗ lực kiềm chế của Mỹ và NATO.

Xem thêm